Quyền lợi:
Nhận ngay giá phân phối tốt nhất
Tặng sản phẩm & khuyến mãi hấp dẫn
Thưởng doanh số bán hàng cuối năm
Giao hàng tại địa chỉ Đại lý miễn phí
Cà phê là một loại đồ uống được chế biến từ hạt chứa trong trái cà phê chín. Châu Phi được xem là cái nôi của các giống cà phê, phạm vi dọc theo đường xích đạo. Từ đây, hạt cà phê lan rộng khắp thế giới bằng con đường xuất khẩu và hiện đang có mặt ở 70 quốc gia, cũng là các nước nằm gần đường xích đạo, người ta gọi khu vực này là vành đai cà phê. Robusta (cà phê vối) và Arabica (cà phê chè) là hai giống phổ biến nhất.
Trái cà phê chín, sau khi thu hoạch sẽ trải qua các phương pháp sơ chế khô, sơ chế ướt hoặc sơ chế mật ong. Tiếp đó được rang lên với nhiều thang độ từ đậm đến nhạt, xay theo cỡ xay tiêu chuẩn tùy thuộc vào dụng cụ pha. Cho nước sôi thẩm thấu qua lớp cà phê bột bằng các dụng cụ pha chuyên nghiệp sẽ chiết xuất được tách cà phê thơm lừng.
Tính axit và caffeine chứa trong cà phê có thể gây khó chịu cho người dùng, được xem là thức uống phổ biến thế giới với đa dạng các kiểu phục vụ. Hai cách thưởng thức cà phê cơ bản là uống nóng và uống đá. Uống cà phê với lượng vừa phải và hợp lý với người trưởng thành mang đến nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể.
Các lăng mộ Hồ giáo Sufi ở Yemen là nơi mà người ta tìm thấy dấu tích của hạt cà phê được ủ và rang tương tự với chúng ta hiện nay. Đến thế kỷ XVI, sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi cà phê bắt đầu phủ rộng hầu khắp châu Âu và các quốc gia còn lại trên thế giới.
Cà phê là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu đứng đầu và lớn trên thế giới, là hàng hóa có giá trị cao đối với các nước đang phát triển. Thị trường cà phê thương mại và hữu cơ được mở rộng nhờ các cuộc thảo luận về tạo đất trồng, nguồn nước tưới và các tác động của việc trồng cà phê đối với môi trường tự nhiên.
Cà phê được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ XIX bởi người Pháp.
Trà hay còn cách gọi khác với tên chè, trà được xem là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước. Nó được sử dụng bằng cách cho lá, búp hoặc cành của cây trà ngâm trong nước sôi. Trước khi thành trà với hình dáng được cuộn lại, lá trà có thể được oxy hóa, phơi, sao hoặc trộn với các loại thảo mộc khác để làm nên những loại trà khác nhau, hợp khẩu vị người uống và an toàn sức khỏe.
Đồ uống từ cây trà, được chia làm bốn loại: trà xanh, trà ô long, trà đen và trà trắng. Trà có vị đắng, hậu ngọt, nước có mùi thơm khi pha. Trong trà tự nhiên chứa theophylline, chất chống oxy hóa, caffeine và không chứa carbohydrate, protein hay chất béo.
Trà là loài thực vật ưa thích khí hậu nóng ẩm nên sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều loại trà còn thích nghi được với khí hậu biển nên trồng được ở đảo Anh và Mỹ. Gieo hạt và giâm cành là hai phương pháp nhân giống chè phổ biến. Trung bình khoảng 4 - 12 năm cây chè mới ra hạt và mất thêm 3 năm nữa để một hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây trà có thể thu hoạch được. Điều kiện tự nhiên để cây chè sinh trưởng cần lượng mưa ít nhất 1270mm/năm và đất có độ chua. Những cây chè mọc ở độ cao 1.500m so với mực nước biển cho ra những lá chè chất lượng tuyệt vời. Dù ở độ cao này làm chè phát triển chậm nhưng chính vì thế làm cho lá trà có mùi vị đặc biệt. Người ta phân loại trà dựa vào kích thước lá, được chi làm 3 loại cơ bản: chè assam là trà có lá lớn nhất, trà Trung Quốc có lá nhỏ nhất và trà Campuchia có lá với kích thước trung bình.
Cây chè tự nhiên có thể cao đến 16m, tuy nhiên để thuận lợi cho việc thu hoạch, những cây chè thường được cắt tỉa ngang với thắt lưng người khi đứng. Cắt tỉa thường xuyên còn kích thích trà ra nhiều chồi lá có chất lượng cao hơn. Trà cho lá từ 7 - 15 ngày trong khi đến mùa sinh trưởng.