Cà phê Cao Nguyên
Thức uống hữu cơ cho cuộc sống !

Cà phê arabica là gì và cách nhận biết

Arabica - loại cà phê có vị đắng nhẹ, chua thanh và ngọt hậu chiếm 70% tổng sản lượng trên thế giới. Hai quốc gia xuất khẩu Arabica nhiều nhất và chất lượng nhất là Brazil và Colombia. Sản lượng Arabica ở Việt Nam không nhiều bởi điều kiện để cây Arabica có thể sinh trưởng và phát triển tốt khá đặc biệt nhưng Việt Nam có cà phê Arabica Cầu Đất rất nổi tiếng về chất lượng.

Sự xuất hiện của hạt Arabica
 

Cà phê arabica là gì và cách nhận biết


Nguồn gốc tên gọi Arabica có lẽ bắt nguồn từ bán đảo Arabia của Ả Rập. Mặc dù nguồn gốc Arabica nằm ở cao nguyên Ethiopia (Châu Phi) nhưng “được trồng đầu tiên bởi người Ả Rập vào thế kỉ XIV”. Ả Rập có vị trí địa lí rất gần Ethiopia và là cửa ngõ đi vào Châu Âu của các nước Châu Phi.

Arabica xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIX từ những người Pháp, sau đó được trồng phổ biến ra nhiều nơi. Ba khu vực trồng Arabica hiện nay trên nước ta gồm Điện Biên - Sơn La, Quảng Trị - Nghệ An, Đà Lạt (Lâm Đồng).
 

Những đặc điểm khác biệt của Arabica
 

Cà phê arabica là gì và cách nhận biết


Điều kiện sinh trưởng thích hợp
 

Tên khoa học của cà phê Arabica là Coffea arabica, thích hợp trồng ở những nơi có độ cao trên 1.000m (so với mực nước biển), nhiệt độ từ 15oC - 25oC, rất ưa thích bóng râm. Hình dáng cây Arabica có tán rộng, lá nhỏ giống với cây chè nên còn được biết đến với một tên gọi khác là cà phê Chè. Hàm lượng cafein khá thấp 1 - 2% có vị đặc trưng là đắng nhẹ, chua thanh và ngọt hậu.


Họ hàng chi Arabica
 

Cà phê Arabica có các dòng Typica, Bourbon, Heirloom,... Hai giống Arabica phổ biến tại Việt Nam là Catimor và Moka. Catimor được lai tạo từ hai dòng cà phê Timor và Catura. Moka hay còn gọi là Mocha được trồng phổ biến ở Đà Lạt mà nổi tiếng là Moka Cầu Đất rất được ưa chuộng.

Cà phê arabica là gì và cách nhận biết


Hình dáng hạt đặc trưng
 

Nhân Arabica có hình bầu dục, khe giữa cong giống như hình chữ S. Thành phần caffeine trong hạt Arabica khá thấp nên sau khi rang có màu đậm hơn so với hạt Robusta rang cùng thang độ. Arabica được phân loại theo sàng, phổ biến là sàng 16 (kích thước nhân 6,30mm) và sàng 18 (kích thước cà phê 7,10mm).
 

Phương pháp sơ chế Arabica phổ biến
 

Arabica được sơ chế bằng ba phương pháp: sơ chế khô (natural), sơ chế ướt (wash/wet processing) và sơ chế mật ong (honey, bán ướt). Sơ chế khô, cà phê sau khi thu hoạch được làm sạch, loại bỏ tạp chất, đất đá,... và sấy khô bằng máy.Sơ chế ướt loại bỏ phần thịt quả, chỉ chừa lại lớp nhớt và lên men bằng cách ngâm trong nước và sau đó dùng máy để sấy khô. Phương pháp sơ chế mật ong loại bỏ vỏ quả, giữ lại thịt quả cho lên men, phơi khô và có màu vàng óng ánh như mật ong nên gọi là phương pháp sơ chế mật ong. Phương pháp này cho ra những hạt cà phê có hương vị phong phú.


Hương vị tuyệt vời khi phối trộn với Robusta 
 

Sự kết hợp giữa Arabica và Robusta tùy theo tỉ lệ sẽ cho ra những hương vị độc đáo. Cà phê Robusta đắng đậm, caffeine cao cùng hương thơm dịu dàng, vị chua thanh của Arabica hòa quyện vào nhau làm nên những công thức phối trộn vượt hơn mức mong đợi.

Tỉ lệ Arabica chiếm nhiều hơn Robusta sẽ cho ra loại cà phê có hậu chua thanh, hương thơm lâu, vị bền mà vẫn giữ được vị đắng đậm truyền thống. Tỉ lệ Arabica và Robust bằng nhau sẽ làm bật lên được ưu điểm của cả hai loại này. Và nếu tỉ lệ Arabica ít hơn so với Robusta - đây là gu thưởng thức của người Việt đậm đắng, chua thanh, hậu vị.

Bài viết liên quan
Bài viết kinh doanh
zalo-img.png