Cà phê Cao Nguyên
Thức uống hữu cơ cho cuộc sống !

Nguồn gốc lịch sử hạt cà phê

Ethiopia - quốc gia thuộc về châu Phi, được xem là nơi phát tích của con người và cũng là nơi hạt cà phê được tìm thấy đầu tiên. “Ethiopia thuộc vùng sừng châu Phi, là một bán đảo nằm ở phần cực đông của châu Phi và lấn ra biển Ả Rập vài trăm cây số”. Ở đây, những bụi cây cà phê đầu tiên ở khu rừng mưa nhiệt đới được tìm thấy.

Ethiopia - cái nôi của hạt cà phê
 

Nguồn gốc lịch sử hạt cà phê


Chàng Kaldi là người Abyssinia, một hôm khi đang cho đàn dê ăn cỏ trên sườn núi thì phát hiện một vài chú dê bỗng trở nên tăng động lạ thường. Ngày hôm sau, khi quan sát những con dê ấy, chàng phát hiện chúng ăn lá và quả màu đỏ của một loại cây gần đó. Kaldi hái thứ trái có màu đỏ ấy và ăn thử bỗng chàng cảm thấy tinh thần hăng hái, phấn chấn hẳn lên.

Tưởng mình như gặp phải một thứ phép lạ, chàng đem câu chuyện này về kể lại cho vị quản nhiệm của một tu viện gần đó. Nhưng vừa nghe xong, vị thầy tu nghi ngờ đây là những trái cấm của quỷ dữ bèn ném những trái chín mà chàng chăn dê đã hái về vào lò lửa. Những quả ấy khi bị đốt cháy thì tỏa ra hương thơm, khi ấy vị thầy tu mới tin rằng đây là một thức quà mà thượng đế ban tặng bèn gọi những vị tăng lữ khác đến đê cùng nhìn ngắm thứ quả kì lạ.

Từ trước thế kỉ X, người ta chưa biết rang để uống, những người thổ dân nơi đây thường hái trái để ăn như một loại chất kích thích. Những trái cà phê chín được giã nhuyễn trộn với mỡ và nắn lại, đây là thực phẩm cung cấp thêm năng lượng trong những chuyến đi xa. Sau đó người ta biết ngâm để uống nhưng chỉ đơn giản là ngâm những trái chín trong nước rồi uống. Phải đến khi cà phê đặt chân đến Ả Rập, thì những người nơi đây mới tán nhuyễn chúng và cho vào nước sôi, đây là cách pha sơ khởi nhất.
 

Cuộc dạo chơi khắp Thế giới của cà phê


Nguồn gốc lịch sử hạt cà phê


Cà phê và những lệnh cấm
 

Từ đó, cà phê dần trở thành thức uống truyền thống của người Ả Rập vào khoảng thế kỉ XIII. Từ thôn quê đến thành thị, những quán hiện diện khắp nơi. Những quán này được xem là nơi sinh hoạt, giải trí của đủ mọi tầng lớp với nhiều trò tiêu khiển. Nhưng chính vì sự tụ tập nhộn nhịp làm cho giới cầm quyền dấy lên e ngại những tay đối lập sẽ lợi dụng nơi đây để bàn kế hoạch chống đối nên ban lệnh cấm. Nhưng những lệnh cấm không được thực thi lâu, thêm vào đó cũng chính từ những lệnh cấm này đã làm cho nhu cầu uống cà phê ngày càng tăng lên, không được uống tại quán người ta bắt đầu uống tại nhà và vì thế những người trong gia đình tập nhau uống, số người uống cứ thế được nhân lên.

Khi đặt chân đến Rome, một lần nữa cà phê bị cấm vì người ta cũng cho rằng đây là thức uống của ma quỷ. Sự căng thẳng giữa những người yêu thích cà phê và các nhà tu ban ra lệnh cấm dâng cao đến mức buộc giáo hoàng Clemment VIII phải yêu cầu người ta đem đến cho ông một gói cà phê để thử. Ngài bị chinh phục ngay tách đầu tiên và cảm thấy mình thật điên rồ khi cấm những “con chiên” của mình dùng thức uống này.


Quán cà phê đầu tiên ra đời


Sau khi được chấp thuận, số người uống nhiều đến mức mà chỉ trong thời gian ngắn, quán cà phê đầu tiên ở châu Âu được mở tại Oxford vào năm 1637 bởi ông Jacob vốn là doanh nhân người Do Thái (gốc Thổ Nhĩ Kỳ). Sau đó là một quán cà phê khác mở ở London và lan rộng ra nhiều thành phố khác. Những quán cà phê ấy rất dễ nhận ra bởi khi còn ở xa xa đã nghe thấy mùi thơm đặc biệt của cà phê không lẫn vào đâu được.

Và sau đó, cà phê hầu như xuất hiện ở khắp các châu lục, mỗi nơi cà phê bước đến đều mang theo những câu chuyện li kì và thú vị. Hạt cà phê thực hiện một cuộc dạo chơi vòng quanh thế giới của mình và làm ngây ngất, đắm say bao con tim của những người yêu thích cà phê.

Bài viết kinh doanh
zalo-img.png